Kết quả và Kết luận của khảo sát

Địa điểm khảo sát (xem ảnh bên phải): Cát hải, Cát bà, TP. Hải Phòng

Đặc điểm của ngư trường: rộng 450 hải lý vuông (khoảng 1,543 km vuông) với nhiều đảo gần bờ.

Theo thống kê của cán bộ địa phương do ông Vũ Quang Hưng, chuyên viên phòng Nông nghiệp huyện Cát Hải và ông Nguyễn Đình Công, cán bộ Viện Tài nguyên và Môi trường biển, TP. Hải Phòng, hiện tại ngư trường có 13 tầu thuyền đăng ký tại địa phương đánh bắt xa bờ và có 925 phương tiện có đăng kiểm đánh bắt gần bờ với công suất từ 20 CV tới dưới 90 CV

 

Kết quả 
Cuộc khảo sát cho thấy phần lớn các tầu trong ngư trường trang bị máy có công suất nhỏ với công suất tối đa thuộc một trong ba phạm vi 1) loại 1, dưới 20 CV, 2) loại 2, từ 20 -90 CV, và 3) loại 3, trên 90 CV. Kêt quả khảo sát các tầu với công suất thuộc 3 loại trên tóm lược như sau. TS. Đỗ Đức Dũng cùng sinh viên Đại học QuốcTế Bắc Hà tiến hành khảo sát thực tế trên thuyền cá tại Cát hải, Hải Phòng (ảnh bên)   

Loại 1: Dưới 20 CV

  • Thời gian đi biển: trong vòng 1 ngày
  • Phạm vi đánh bắt: dưới 3 hải lý.
  • Không trang bị bất kỳ phương tiện liên lạc nào
  • Thu nhập bình quân/tầu (2 - 3 ngư dân)/ tháng: rất thấp, 3.5 - 4 triệu VND
  • 100% chỉ có thể trang bị thiết bị liên lạc dưới 3 triệu

Loại 2:Từ 20 CV tới 90 CV

  • Thời gian đi biển:
  1.  95% số tầu khảo sát: trong ngày và dưới 2 ngày 
  2.  5% số tầu khảo sát: từ 2 tới 4 ngày  
  • Phạm vi đánh bắt: từ 3 đến 10 hải lý
  • Phương tiện liên lạc:
  1. 100% có radio nhận thông tin từ đất liền,
  2. 48% có liên lạc bằng bộ đàm giữa các tầu và về đất liền nhưng khoảng cách truyền tin bị hạn chế do địa hình nhiều đảo cản trở.
  • Thu nhập bình quân/tầu (4 - 5 ngư dân)/ tháng: thấp, 4 - 5 triệu VND

Loại 3: Trên 90 CV

  • Thời gian đi biển: từ 5-10 ngày
  • Phạm vi đánh bắt: trong vòng ngư trường Việt Nam 10 đến 30 hải lý
  • Phương tiện liên lạc:
  1. 100% có radio nhận thông tin từđất liền,
  2. 100% có liên lạc bằng bộđàm, và
  3. 80% có trang bị thiết bị liên lạc chuyên dụng I-Comm giá thành trên 25 triệu
  • Thu nhập bình quân/tầu (7 - 8 ngư dân)/ tháng: 35 - 40 triệu VND
  • Khi đánh bắt xa bờ, các tầu thường đi theo 5-10 đôi tầu. Các tầu liên lạc với nhau qua bộ đàm là chủ yếu

Khi gặp tình huống thời tiết không thuận lợi (trước bão), ủy ban nhân dân xã kêu gọi các tầu vào bờ qua radio, bộ đội biên phòng cho thuyền ra vận động ngư dân vào bờ hoặc đảo tránh bão.

Có rất nhiều các tầu đánh bắt xa bờ đăng ký thuộc các tỉnh khác hoạt động trên ngư trường vùng Cát Hải ví dụ; Quảng Ngãi, Thanh Hóa…các tầu này được trang bị radio, bộ đàm, thiết bị định vị GPS, Icom đầy đủ, thời gian đi biển thường từ 25 ngày trở lên. Để giúp cho các tầu này đánh bắt được dài ngày trên biển và tiết kiệm chi phí do không phải quay về bờ, có các tầu dịch vụ tiếp tế nước, dầu, đá lạnh và chuyển hải sản đánh bắt được về bờ. Các tầu dịch vụ này cũng có công suất lớn và được trang bị đầy đủ thiết bị liên lạc. Như vậy mật độ các tầu trên biển là khá lớn và có thể đóng vai trò làm trung gian cho các tầu khác truyền tiếp tin về bờ.

Kết luận:

  1. Việc quảnlý tầu thuyền ra khơi đánh cá tại Cát Hải khá tốt, nhưng việc nắm bắt thông tin, vị trí đánh bắt và trạng thái của tầu là thụ động, dẫn đến tốn kém cho cơ quan quản lý do vậy nhu cầu cho thiết bị quản lý là cấp thiết.
  2. Khi gặp tình huống khẩn cấp cần giúp đỡ các tầu nhỏ và vừa không có cách nào hoặc gặp khó khăn khi liên lạc với tầu xung quanh.
  3. Khi gặp tình huống bão, các tầu nhỏ và vừa đều không có cách nào báo cấp cứu và do đó không được cấp cứu kịp thời.
  4. Tuy nhiên giá trị của thiết bị này không vượt quá khả năng chi trả của người dân (trên 3 triệu đồng)

Tài liệu tham khảo thêm

  1. http://cema.gov.vn/modules.php?name=Content&op=details&mid=7805
  2. http://truongvietthanh.edu.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=1098&Itemid=148
  3. http://cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30692&cn_id=162197#Xc3MPxOcAvlG
about-star
about-star